Quận 4 TP Hồ Chí Minh là một trong những quận lỵ nội thành nên nằm liền kề với các quận lớn khác như quận 1, quận 7 và quận 8. Khu vực này có khả năng kết nối nhanh nhờ cơ sở vật chất kiện toàn bao quanh. Ngoài ra, quận 4 còn có nhiều thế mạnh nổi trội khác thu hút đầu tư và du lịch. Các thông tin chi tiết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của quận 4 TP Hồ Chí Minh.
Lịch sử hình thành quận 4 TP Hồ Chí Minh
Ngày 31/8/1953: Quận 4 được thành lập và trực thuộc khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Ranh giới quận 4 thời đó nay thuộc địa giới của quận 5, quận 8 và quận 10 ngày nay.
Ngày 30/6/1951: Khu Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô Thành Sài Gòn – Chợ Lớn. Quận 4 lúc này trực thuộc Đô Thành Sài Gòn – Chợ Lớn với địa giới giữ nguyên.
Thời kỳ Việt Nam Cộng Hòa
Chế độ cai trị: Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
Thời gian cai trị: Từ năm 1955 đến trước ngày 30/4/1975
Địa giới hành chính:
- Ngày 22/10/1956: Đô Thành Sài Gòn – Chợ Lớn đổi tên thành Đô Thành Sài Gòn, quận 4 trở thành quận lỵ trực thuộc Đô Thành Sài Gòn.
- Ngày 27/3/1959: Quận 4 cùng 5 quận khác được phân chia lại địa giới hành chính để thành lập 8 quận khác nhau. Quận lỵ này khi đó có 4 phường trực thuộc là Phường Bến Sà Lan, Lý Nhơn, Xóm Chiếu, Vĩnh Hội.
- Từ năm 1962 đến ngày 29/4/1975: Phường Bến Sà Lan của quận 4 bị giải thể để lập nên hai phường mới. Như vậy, các đơn vị hành chính của quận 4 bao gồm 5 phường là Cây Bàng, Khánh Hội, Lý Nhơn, Xóm Chiếu, Vĩnh Hội.
Quận 4 từ năm 1975 đến nay
Chế độ quản lý: Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Thời gian quản lý: Từ năm 1975 đến ngày hôm nay
Địa giới hành chính:
- Ngày 3/5/1975: Đô Thành Sài Gòn được đổi tên thành thành phố Sài Gòn – Gia Định. Quận 4 trực thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định.
- Ngày 20/5/1976: Quận 4 được giữ nguyên địa giới hành chính nhưng các phường cũ bị giải thể để lập nên 18 phường mới là Phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18.
- Ngày 2/7/1976: Thành phố Sài Gòn – Gia Định được đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh và quận 4 được xác định trực thuộc thành phố mới.
- Ngày 26/8/1982: Phường 11 của quận 4 được giải thể để sáp nhập vào phường 8 nên quận lỵ khi này còn 17 phường là Phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18.
- Ngày 1/11/1985: Phường 7 quận 4 bị giải thể để sáp nhập vào phường 6 và phường 9, phường 17 bị giải thể để sáp nhập vào phường 16 và 18. Quận 4 lúc này gồm các phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 16, 18.
- Ngày 9/12/1920: Phường 5, Quận 4 được sát nhập vào phường 2 và phường 12 được sát nhập vào phường 13. Quận lỵ còn lại 13 phường là phường 1, 2, 3, 4, 6, 8, 9, 10, 13, 14, 15, 16, 18.
Vị trí địa lý quận 4 TP Hồ Chí Minh
Quận 4 TP Hồ Chí Minh có địa giới như một cù lao tam giác, xung quanh đều là sông và kênh rạch, là một quận thuộc nội thành, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn) và Quận 7 (qua kênh Tẻ)
- Phía tây giáp Quận 1 và Quận 5 với ranh giới là rạch Bến Nghé
- Phía nam giáp Quận 7 và Quận 8 với ranh giới là kênh Tẻ
- Phía bắc giáp Quận 1 với ranh giới là rạch Bến Nghé.
Quận có diện tích 4,18 km², dân số năm 2019 là 175.329 người, mật độ dân số đạt 41.945 người/km².
Giáo dục
Các trường học tại quận 4 TP Hồ Chí Minh như: Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (số 2 Nguyễn Tất Thành, phường 4, quận 4),trường Đại học Nguyễn Tất Thành (300A Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4), trường THPT Nguyễn Trãi, trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, trường THCS Quang Trung, trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, trường mầm non 2, trường mầm non Sao Mai 12, …
Các công trình kiến trúc nổi bật
Bến Nhà Rồng
Bến Nhà Rồng nằm trên sông Sài Gòn và được xây dựng từ 1864, trên khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc địa chỉ Số 01 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ngay cửa ngõ thương cảng sầm uất nhất nước, trước mặt là sông Bạch Đằng lộng gió,cả bến cảng chính là nơi góp phần tô điểm cho thành phố thêm lung linh, lộng lẫy khi thành phố lên đèn.
Bến Nhà Rồng hiện nay là bảo tàng Hồ Chí Minh – một trong các chi nhánh trong hệ thống các Bảo tàng và di tích lưu niệm về Hồ Chí Minh trong cả nước với 3 phòng trưng bày, sau hai lần chỉnh lý (1990, 1995) lúc này đã có 09 phòng với 1482,62m2 diện tích trưng bày, 02 kho bảo quản 10.927 tài liệu, hiện vật và hàng trăm hiện vật trưng bày ngoài trời.
Bảo tàng là nơi thường xuyên tổ chức những hoạt động tuyên truyền giáo dục rộng rãi như: hội nghị khoa học, các cuộc tọa đàm giữa các thế hệ, nói chuyện chuyên đề về Chủ tịch Hồ Chí Minh, giới thiệu và chiếu phim tư liệu, hồi ký, các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và về Bảo tàng, in lịch, tổ chức kết nạp Đảng, Đoàn, Đội, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh…
Ngoài ra còn các công trình chùa cổ như chùa Tịnh Xá Quang, chùa Giác Nguyên, chùa Kim Liên,…
Như vậy, chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển Quận 4 TP Hồ Chí Minh. Hi vọng các bạn độc giả đã tìm được các thông tin cần thiết thông qua bài viết. Đừng quên tiếp tục theo dõi batdongsanquan4.net để nhận được nhiều tin tức mới trong thời gian tới nhé!